Làm Gì Khi Bị Phê Bình
Thứ sáu, 28/07/2017 08:52 (GMT+7)
Trong khi bạn đang ấp ủ một kế hoạch lớn lao thì sếp lại liệt kê những điều bạn cần phải cải thiện. Thật là cụt hứng phải không, nhưng bạn hãy nhớ là không được nản lòng đâu đấy nhé! Sự phê bình mang tính xây dựng luôn là một phần quan trọng trong bất kỳ công việc nào. Qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được cách tiếp nhận và ứng xử với những lời phê bình và làm tốt công việc của mình.
1. Chấp nhận rằng mình không hoàn hảo
Nếu bạn bắt đầu công việc với suy nghĩ mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp, thì chính bạn đang tự lừa dối mình. Có thể bạn sẽ phạm những sai lầm nào đó. Điều quan trọng là phải rút ra được bài học từ chúng.
2. Kiểm tra công việc thật kỹ lưỡng.
Sau khi đã hoàn tất và trước khi gửi cho người giám sát, bạn hãy chắc chắn rằng mình đã kiểm tra mọi thứ thật cẩn thận. Thói quen này có thể giúp bạn tránh khỏi những sai lầm ngớ ngẩn và đảm bảo sếp sẽ không phải bận tâm về những lỗi nhỏ của bạn.
3. Đừng quá tự ái.
Nếu đồng nghiệp phê bình bạn, hãy tự nhủ bản thân là điều đó không nhất thiết cô ấy/anh ấy không thích bạn, hay năng lực của bạn không thể đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng nghiệp chỉ đơn giản là cố gắng đảm bảo bạn làm việc tốt nhất có thể.
4. Lắng nghe cẩn thận
Nếu bỏ qua những ý kiến đóng góp quan trọng, ắt hẳn bạn sẽ lặp lại những sai lầm tương tự. Nhớ ghi chép và liên tục nhắc nhở mình về cách khắc phục vấn đề. Bước này là khó khăn nhất, vì nó đồng nghĩa với việc bạn phải xoa dịu lòng tự ái của mình và thừa nhận trách nhiệm của mình với những sai sót đó.
5. Tự hỏi có thể học được những gì từ lời phê bình
Nếu bạn cảm thấy chỉ muốn sửng cồ hay tức giận, hãy lặp lại câu hỏi “Tôi có thể học hỏi được những gì?”
6. Đồng ý một phần của lời chỉ trích
Khi phải đối mặt với những lời phê bình, hầu hết mọi người có xu hướng soi vào phần phản hồi tiêu cực – nhưng chưa chắc là như vậy – và bỏ qua phần còn lại. Điều đó không giải quyết được vấn đề, và bạn cũng chẳng học thêm được điều gì cả. Khi đồng ý với một phần của lời phê bình, bạn nên trở nên cởi mở hơn để học hỏi. Bạn không cần phải đồng ý với tất cả mọi thứ, thậm chí đồng ý với một khía cạnh nhỏ của lời phê bình cũng đủ để tạo ra bầu không khí làm việc nhóm rồi. Sự tập trung này sau đó có thể trở thành tiền đề cho cách thức mà bạn sẽ cùng nhau xử lý vấn đề, làm cho bạn giảm bớt cảm giác đang bị tấn công.
7. Phân tích và đánh giá những lời nhận xét
Bạn cần thời gian để xử lý thông tin, hãy xác định xem đó có phải là một lời phê bình hợp lý và quyết định cần làm gì để giải quyết vấn đề hoặc sửa chữa sai lầm. Nếu đó là lời than phiền mà bạn nghe đi nghe lại thì bạn nên suy nghĩ và rút kinh nghiệm để không phải lặp lại lần nữa.
8. Không giữ mối ác cảm
Giữ thái độ giận dữ hay khó chịu về lời phê bình có thể ảnh hưởng đến tương lai công việc của bạn. Hãy gạt bỏ những sai lầm ra khỏi tâm trí của bạn và tập trung hoàn thành công việc kế tiếp một cách tốt nhất.
9. Hãy nhớ mọi chuyện xảy ra đều có một lý do nào đó.
Nếu đồng nghiệp nào đó tỏ ra không thích bạn cho lắm, hoặc sếp của bạn vừa trao danh hiệu nhân viên xuất sắc của tháng cho một kẻ nịnh bợ, thì điều đó thường mang ý nghĩa tốt, vì sẽ có những chuyện tốt đẹp hơn nhiều đang chào đón bạn. Hãy nhớ là làm việc chăm chỉ hoặc kiên nhẫn luôn được đền đáp.
10. Làm rõ trắng đen
Nếu bạn khó chịu với cách phê bình của đồng nghiệp, hãy cho họ biết càng sớm càng tốt, để xua tan bầu không khí nặng nề kéo dài giữa hai người. Hãy giải thích lý do tại sao nó làm bạn khó chịu và đề nghị những thay đổi có thể để tăng cường mối quan hệ của bạn.
11. Chấp nhận thực tế rằng người khác có thể nhìn thấy những điều mà bạn không nhận ra.
Thậm chí nếu bạn không đồng ý với lời phê bình, thì những người khác có thể nhìn thấy một cái gì đó mà bạn không hề nhận ra. Nếu họ nói rằng bạn là tiêu cực hay hách dịch, và bạn không cảm thấy mình là như vậy, thì cũng có thể bạn đang có tính đó nhưng chỉ là bạn không nhận thấy nó mà thôi. Hãy chấp nhận thực tế là những người khác có thể đúng, và hãy sử dụng điều đó để nhìn nhận lại mình.
Lưu ý:
Nếu bạn cảm thấy sự phi lý trong lời phê bình bằng văn bản thì hãy gửi phản hồi cũng bằng văn bản, trong đó trả lời những điểm mà bạn không đồng ý. Những trao đổi bằng văn bản thường được lưu lại, nếu bạn không hồi đáp thì hồ sơ chỉ lưu trữ quan điểm từ một phía (của người quản lý)
Nếu bạn cảm thấy mình đang bị phân biệt đối xử, hãy ghi chép lại những trường hợp đó và giữ lại những bản sao của bất kỳ email hoặc thư phê bình nào.
Nguồn: Sưu tầm
Đại diện tuyển dụng
Dễ dàng và nhanh chóng với thế mạnh DỊCH VỤ GIỚI THIỆU NHÂN SỰ dành cho Nhà tuyển dụng từ VieclamJapan.
về vieclamjapan
Với kinh nghiệm giới thiệu nhân sự cho hơn 300 doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam và Nhật Bản với tất cả các ngành nghề.
Quy trình tuyển dụng
VieclamJapan có quy trình chặt chẽ từ giai đoạn tìm hiểu yêu cầu tuyển dụng nhân sự đến khi tuyển chọn được người phù hợp nhất.
Quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự Việt Nam, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi theo thông tin bên dưới:
日本人スタッフ直通内線番号 [ext: 103]
Người phụ trách: Ms Vân [ext: 301]
[ext: 109]
Người phụ trách: Mr Thìn
Thời gian liên lạc:08:30 - 17:30(trừ chiều thứ 7, CN, ngày lễ)
Hoặc gửi e-mail cho chúng tôi