Hỏi Ý Kiến Sếp Như Thế Nào Mới Đúng?
Thứ ba, 12/12/2017 14:24 (GMT+7)
Khi có việc cần hỏi xin ý kiến của sếp, có khi nào bạn bị sếp trả lời lạnh lung như “Làm sao cũng được” hoặc “Những việc này mà cũng phải hỏi à? không? Thực ra không phải là bạn yếu kém hay sếp ghét bỏ gì bạn, vấn đề nằm ở chỗ bạn đã biết chọn đúng thời điểm và cách đặt câu hỏi hay chưa mà thôi.
1. Thời điểm hỏi
Đừng lựa lúc sếp đang bận, đang vội đi ra họp, hay chuẩn bị đi về mà hỏi bởi không chỉ riêng sếp mà đó là tâm lý con người nói chung, phần đang bị phân tâm bởi việc khác, phần không có thời gian suy nghĩ trả lời cho câu hỏi của bạn, nên việc bạn bị sếp (thậm chí ngay cả đồng nghiệp của bạn) khó chịu hoặc trả lời qua loa cũng là điều chẳng có gì ngạc nhiên.
Trường hợp sếp cứ bận đi họp hoặc đi ra ngoài liên tục không có ở văn phòng mà bạn đang sốt ruột muốn hỏi càng sớm càng tốt, thì nên nói trước với sếp rằng mình có chuyện ABC muốn hỏi ý kiến sếp, khi sếp về lại văn phòng thì mình xin chút thời gian để trình bày. Như vậy, có khả năng sếp sẽ nói bạn trình bày ngay lúc đó luôn hoặc cho bạn một cái hẹn, để đến khi bạn quay trở lại thì sếp cũng đã có sự chuẩn bị tinh thần việc bạn đang muốn nói, muốn hỏi, tránh gây tâm lý bị động, tạo cho sếp điều kiện thuận lợi để trả lời câu hỏi của bạn.
2. Cách đặt câu hỏi
Người sếp nào cũng mong muốn nhân viên mình làm việc hiệu quả, chủ động không phải nhất nhất cứ ỳ ra đợi sự chỉ đạo của sếp. Vì vậy, khi có vấn đề xảy ra, trước khi xin ý kiến cuối cùng của sếp, tự bản thân bạn nên chuẩn bị các tình huống giải quyết, ưu nhược điểm từng phương án và trình bày rõ ràng với sếp, tránh trường hợp chỉ đóng vai trò là người báo cáo thông tin, đẩy sếp vào vị trí phải suy nghĩ giải quyết tất cả.
Lấy ví dụ cụ thể, khi có sự cố DEF xảy ra, cách hỏi gây khó chịu nhất là “Về vấn đề DEF ngày hôm qua, giải quyết như thế nào thì được hả sếp?”
Tốt hơn, bạn nên hỏi “về vấn đề DEF ngày hôm qua, em thấy có hai phương án. Một là,…Hai là,…Theo sếp thì phương án nào thì tốt hơn?”
Nhưng tốt nhất vẫn là “Về vấn đề DEF ngày hôm qua, em thấy có hai phương án. Một là,…Hai là…, Theo cá nhân em, em chọn giải quyết theo phương án…Lý do là…Sếp thấy thế nào, xin sếp cho em ý kiến”
Như vậy, sếp vừa hiểu rõ được vấn đề vừa có tâm lý thoải mái để dễ dàng đưa ra ý kiến, lời khuyên cho bạn, đồng thời bạn vừa thể hiện được cho sếp năng lực giải quyết tình huống, sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo và khả năng làm việc tự chủ, năng động của mình.
Bạn thấy đấy, cùng một nội dung, nhưng cách lựa chọn thời điểm và cách sắp đặt câu hỏi sẽ làm tình huống khác nhau nhiều lắm đấy!
Nguồn: Vieclamjapan/kilala.vn
Đại diện tuyển dụng
Dễ dàng và nhanh chóng với thế mạnh DỊCH VỤ GIỚI THIỆU NHÂN SỰ dành cho Nhà tuyển dụng từ VieclamJapan.
về vieclamjapan
Với kinh nghiệm giới thiệu nhân sự cho hơn 300 doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam và Nhật Bản với tất cả các ngành nghề.
Quy trình tuyển dụng
VieclamJapan có quy trình chặt chẽ từ giai đoạn tìm hiểu yêu cầu tuyển dụng nhân sự đến khi tuyển chọn được người phù hợp nhất.
Quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự Việt Nam, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi theo thông tin bên dưới:
日本人スタッフ直通内線番号 [ext: 103]
Người phụ trách: Ms Vân [ext: 301]
[ext: 109]
Người phụ trách: Mr Thìn
Thời gian liên lạc:08:30 - 17:30(trừ chiều thứ 7, CN, ngày lễ)
Hoặc gửi e-mail cho chúng tôi