Sức khỏe & đời sống

BỆNH BẠCH HẦU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thứ sáu, 12/07/2024 09:58 (GMT+7)

Thời gian gần đây, bệnh bạch hầu xuất hiện trở lại ở nước ta. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên. Tuy nhiên, nhiều người còn lạ lẫm với căn bệnh này. Do đó, câu hỏi được quan tâm nhiều nhất trong thời gian qua là bệnh bạch hầu có nguy hiểm không và cách phòng ngừa là gì? Hãy cùng xem bài viết dưới đây để biết được câu trả lời.

1. Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính làm xuất hiện giả mạc dày dai, trắng ngà, bám chặt và lan nhanh bao phủ toàn bộ vòm họng, mũi, tuyến hạnh nhân, thanh quản. Bệnh còn có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt, bộ phận sinh dục,…

2. Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu:

- Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae là nguyên nhân gây bệnh bạch hầu. Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae tồn tại dưới 3 dạng gồm Gravis, Mitis và Intermedius. Khi nhìn qua kính hiển vi, vi khuẩn có hình dáng thẳng hoặc cong nhẹ, không di động, không có vỏ, không sinh bào tử. Vi khuẩn bạch hầu phát triển tốt trong môi trường thông thoáng. Đặc biệt, chúng phát triển nhanh trong môi trường có máu và huyết thanh. 

- Vi khuẩn tiết ngoại độc tố, gây ức chế tổng hợp protein, từ đó hủy hoại mô tại chỗ tạo nên giả mạc dày và dai, màu trắng ngà hoặc trắng xám, bám chặt vùng mũi, họng, lưỡi, tuyến hạnh nhân và thanh quản. Ngoại độc tố hấp thu vào máu, sinh sôi và phát tán khắp cơ thể. Chính ngoại độc tố này gây nên những biến chứng nguy hiểm: viêm cơ tim, viêm phổi, viêm dây thần kinh, tổn thương thần kinh, liệt cơ, tử vong đột ngột,…

3. Triệu chứng của bệnh bạch hầu:

Khởi phát triệu chứng của bệnh bạch hầu rất giống với những triệu chứng bệnh cảm – viêm mũi, họng thông thường: sốt – đau họng – ho – sổ mũi…

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch hầu thường xuất hiện sau khoảng từ 2 – 5 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh và vùng dịch tễ bệnh bạch hầu lưu hành. Các triệu chứng điển hình của bạch hầu gồm:

- Có màng nhầy màu xám bao phủ vùng họng và amidan.

- Đau họng và khản tiếng

- Sưng các hạch vùng cổ

- Khó thở hoặc thở gấp – thở nhanh nông

- Sổ mũi

- Sốt kèm ớn lạnh

- Toàn thân đau nhức và mệt mỏi

Trong vài trường hợp, nhiễm vi khuẩn bạch hầu có thể chỉ gây bệnh nhẹ hoặc không có các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng. Người bệnh không có triệu chứng, không được phát hiện được coi như là người mang mầm bệnh, họ có thể truyền bệnh cho người khác mà bản thân họ không biết mình chính là người mang bệnh bạch hầu.

4. Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không?

- Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm lây lan với nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là qua đường hô hấp. Người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi,… lúc này giọt bắn có chứa vi khuẩn bạch hầu hòa vào không khí, người khỏe mạnh vô tình hít phải sẽ nhiễm bệnh nếu chưa có miễn dịch chống lại. Ngoài ra, bạch hầu còn lây gián tiếp khi người khỏe tiếp xúc với các đồ vật có dính chất bài tiết hoặc giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu. Các đối tượng chính dễ bị lây là trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 60 tuổi.

- Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho thận, hệ thần kinh trung ương và tim. Tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu là khoảng 3% trong tổng số ca mắc bạch hầu.

5. Một số biện pháp phòng bệnh bạch hầu:

Hiện bệnh bạch cầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh. Để chủ động phòng bệnh bạch hầu, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  • Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
  • Những người trong vùng dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Nguồn:Yuki Dang

 

 

Đại diện tuyển dụng

Dễ dàng và nhanh chóng với thế mạnh DỊCH VỤ GIỚI THIỆU NHÂN SỰ dành cho Nhà tuyển dụng từ VieclamJapan.

Xem chi tiết

về vieclamjapan

Với kinh nghiệm giới thiệu nhân sự cho hơn 300 doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam và Nhật Bản với tất cả các ngành nghề.

Xem chi tiết

Quy trình tuyển dụng

VieclamJapan có quy trình chặt chẽ từ giai đoạn tìm hiểu yêu cầu tuyển dụng nhân sự đến khi tuyển chọn được người phù hợp nhất.

Xem chi tiết

Quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự Việt Nam, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi theo thông tin bên dưới:

日本人スタッフ直通内線番号 [ext: 103]

Người phụ trách: Ms Vân [ext: 301]

[ext: 109]

Người phụ trách: Mr Thìn

Thời gian liên lạc:08:30 - 17:30(trừ chiều thứ 7, CN, ngày lễ)

Hoặc gửi e-mail cho chúng tôi

[email protected]